Những điều ít người biết về tác dụng của yến sào với trẻ em

Tuy là một loại thực phẩm quý giá nhưng từ trước đến nay đã có không ít tranh cãi về tác dụng của yến sào với trẻ em thật sự là như thế nào, có nên cho trẻ dùng tổ yến hay không. Hiểu được những băn khoăn đó của bạn, chúng tôi đã tham khảo ý kiến từ các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để mang lại cho bạn những thông tin hữu ích dưới đây.

tác dụng của yến sào

Tác dụng của yến sào với trẻ em về mặt phát triển thể chất

Trong các tác dụng của yến sào với trẻ em theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì có cung cấp sắt và canxi, là hai khoáng chất cần thiết cho sự phát triển xương của cơ thể nhưng lại hay bị thiếu hụt. Việc đảm bảo bổ sung đủ 2 chất đó giúp hệ miễn dịch cũng như sức đề kháng của bé được tăng cường, phòng tránh các tác nhân gây bệnh từ môi trường xung quanh xâm nhập vào cơ thể trẻ.

tác dụng của yến sào

Theo PGS.TS NGUYỄN THỊ LÂM – Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, yến sào đặc biệt tốt cho trẻ em, nhất là với các bé bị suy dinh dưỡng là kích thích hệ tiêu hoá, tạo cho bé cảm giác thèm ăn và có khẩu vị tốt hơn, đồng thời giúp ích cho việc hấp thụ các chất dinh dưỡng trong thức ăn nhờ tổ yến có chứa chất protein, axit amin và những vi lượng quý khác. Chính vì vậy, sử dụng yến giúp bé tăng cân, thoát khỏi tình trạng thiếu dinh dưỡng, đồng thời nâng cao sức khoẻ và thể chất hơn nữa.

Ngoài ra, lượng đường galactose và chất Cr có trong thành phần của tổ yến còn kích thích, tăng khả năng hấp thụ, tiêu hoá các dưỡng chất qua màng ruột và cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho trẻ.

Tác dụng của yến sào với trẻ em về mặt phát triển trí tuệ

Một trong những tác dụng của yến sào với trẻ em cực kỳ quan trọng là giúp phát triển về mặt trí tuệ.

Tổ yến chứa tới 16 loại axit amin và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể như Cu, Zn, Br, Mn,… cực kỳ có ích cho quá trình ổn định thần kinh và nâng cao khả năng ghi nhớ của trẻ. Dùng tổ yến hợp lý, đều đặn thì tác dụng của yến sào với trẻ em ở độ tuổi học sinh sẽ có hiệu quả rất lớn, giúp bé phát triển hệ thống tư duy, ổn định tinh thần cũng như học tập tốt hơn.

Tổ yến có chứa axit neuraminic, một loại axit rất quý và cần thiết cho sự phát triển trí não của các bé.

tác dụng của yến sào

Tổ yến có tác dụng gì với trẻ nhỏ – khả năng chống chất phóng xạ

Bạn không lầm đâu, khả năng chống chất phóng xạ không chỉ là tác dụng của yến sào với trẻ em mà còn với tất cả chúng ta nữa. Ngày nay, chất phóng xạ hiện hữu ở mọi nơi trong đời sống con người, từ môi trường bị ô nhiễm, khí hậu biến đổi phức tạp, các thiết bị điện tử và cả đồ ăn, thức uống. Vì thế, nhờ các thành phần có khả năng chống lại chất phóng xạ, khả năng giải độc cao, yến sào thật sự là một loại thực phẩm ba mẹ nên cho con ăn để phòng ngừa loại chất nguy hiểm này xâm nhập vào cơ thể bé yêu.

Lưu ý cần nhớ để tác dụng của yến sào với trẻ em được phát huy triệt để nhất

tác dụng của yến sào

  • Khi mua tổ yến, bạn nên chọn yến sào có màu trắng ngà đặc trưng, không bị vỡ hay chuyển màu. Tổ yến có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên, không thêm các chất bảo quản vào là có chất lượng tốt nhất.
  • Bạn không nên cho trẻ dưới 7 tháng tuổi ăn yến vì lúc này hệ tiêu hoá của bé chưa phát triển hoàn toàn, sẽ không thể hấp thu hết dưỡng chất trong yến được. Tốt nhất là cho ăn yến lúc bé lớn hơn 1 tuổi để bổ sung dinh dưỡng, giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí não.
  • Ba mẹ không nên ngày nào cũng cho con ăn yến sào mà chỉ cho bé ăn 2 – 3 lần/ tuần, mỗi lần 4gr để trẻ có thể hấp thu đầy đủ các dưỡng chất trong yến. Thời điểm lý tưởng để cho con ăn là trước lúc ngủ hay buổi sáng khi vừa thức dậy, đó là khoảng thời gian bé chuyển hoá những chất dinh dưỡng tốt nhất trong ngày. Ba mẹ tuyệt đối tránh cho con ăn trước các bữa chính vì sẽ làm bé no, trở nên biếng ăn và bỏ qua bữa chính quan trọng cung cấp nhiều dưỡng chất quý giá.
  • Bạn có thể làm món yến chưng đường phèn – món ăn đơn giản, quen thuộc nhưng giữ trọn tinh hoa của yến. Trong trường hợp bé ngán, bạn có thể chế biến những món đa dạng, phong phú hơn từ yến như yến hầm sữa tươi, gà tiềm hầm yến, chè yến, yến chưng hạt sen,… Lưu ý là yến kỵ nhiệt độ cao, tránh nấu dưới lửa trực tiếp nên bạn hãy chưng yến riêng, nấu các món ăn kèm riêng. Tới khi cho ăn, bạn chỉ việc bỏ yến lên mặt các món ấy, vừa hấp dẫn, tăng khẩu vị lại không làm mất các vi chất có trong yến.