Những căn bệnh phổ biến ở trẻ em trong mùa đông và cách phòng ngừa hiệu quả

Mùa đông là thời điểm mà trẻ em dễ bị mắc phải những căn bệnh liên quan đến hệ hô hấp và đường tiêu hóa do sự thay đổi của thời tiết và môi trường xung quanh. Trẻ em thường có hệ miễn dịch yếu hơn và dễ bị lây nhiễm, để bảo vệ sức khỏe của trẻ và ngăn chặn sự lây lan của các căn bệnh, việc phòng ngừa hiệu quả là rất quan trọng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về những căn bệnh phổ biến ở trẻ em trong mùa đông và cách phòng ngừa hiệu quả.

Bạn nên xem:

Những căn bệnh phổ biến ở trẻ em trong mùa đông và cách phòng ngừa hiệu quả

Những căn bệnh phổ biến ở trẻ em trong mùa đông

Mùa đông nước ta có thể nói là “khắc nghiệt”, vì có lúc lạnh tới “giá buốt”, rét đậm rét hại kéo dài, có khi lại thay đổi thất thường, giữa mùa đông lại cảm giác nóng, ấm. Chính đặc điểm thời tiết này đã tạo điều kiện cho các loại vi-rút, vi khuẩn phát triển, kéo dài thời gian tồn tại của chúng trong không khí và gây ra nhiều loại bệnh. Đặc biệt là trẻ em có sức đề kháng kém hơn, một số căn bệnh phổ biến ở trẻ em trong mùa đông có thể kể đến như:

1. Cảm lạnh và cảm cúm:

Đây là hai căn bệnh phổ biến nhất ở trẻ em trong mùa đông. Cảm lạnh và cúm có triệu chứng giống nhau như sổ mũi, ho, đau họng và sốt. Tuy nhiên, cúm có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng hơn như viêm phế quản và viêm phổi. Còn cảm lạnh có thể tự khỏi.

  • Các triệu chứng cảm lạnh xuất hiện dần dần và đạt đỉnh điểm trong 2-3 ngày. Các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm: Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, Hắt hơi, Viêm họng, Ho khan, Chất nhầy chảy xuống cổ họng, Chảy nước mắt…
  • Triệu chứng cảm cúm ở trẻ có rất nhiều. Bệnh cúm thường bắt đầu với sốt đột ngột, ớn lạnh và run rẩy, nhức đầu, đau cơ, cực kỳ mệt mỏi, ho khan và đau họng. Chán ăn là phổ biến. Những người bị cúm thường cảm thấy rất ốm và muốn nằm trên giường.

Cách phòng ngừa: Để tránh bị cảm lạnh và cúm, trẻ em nên được tiêm phòng vắc-xin cúm hàng năm và tuân thủ các biện pháp vệ sinh cá nhân như rửa tay thường xuyên và tránh tiếp xúc với người bị bệnh. Trẻ em nên giữ ấm cơ thể bằng cách mặc đồ ấm và tránh tiếp xúc với những người bị cảm lạnh. Bên cạnh đó, việc bổ sung dinh dưỡng là cách hiệu quả để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ em. Các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt và dứa có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc cảm lạnh.

2. Viêm họng:

Viêm họng là một căn bệnh khá phổ biến ở trẻ em trong mùa đông. Triệu chứng của viêm họng bao gồm đau họng, khó nuốt và ho. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm họng có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi và viêm amidan.

Cách phòng ngừa: Để phòng ngừa viêm họng, trẻ em cần tránh tiếp xúc với những người bị viêm họng, đặc biệt là khi người bị viêm họng ho hoặc hắt hơi. Ngoài ra, việc giữ ẩm cho không gian sống cũng là một cách hiệu quả để giảm nguy cơ mắc viêm họng. Trẻ em có thể uống nước ấm, sử dụng máy tạo ẩm hoặc treo các loại thảo dược như cam thảo và mã đề để làm giảm khô họng và các triệu chứng viêm họng.

3. Viêm phổi:

Viêm phổi là một căn bệnh nghiêm trọng và phổ biến ở trẻ em trong mùa đông. Triệu chứng của viêm phổi bao gồm sốt cao, có thể lên tới 39 – 40oC, hoặc sốt tăng dần kèm theo ho khan trong những ngày đầu, ho khạc ra nhiều đờm mủ xanh vàng, thở nhanh, thở khò khè, bỏ bú, hoặc ngủ li bì là những triệu chứng điển hình của viêm phổi. Viêm phổi có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm màng phổi và suy hô hấp.

Viêm phổi thường xảy ra khi gặp các điều kiện thuận lợi như: Cơ thể bị nhiễm lạnh đột ngột do thời tiết; uống đồ lạnh; ngồi trong phòng điều hòa lâu; trẻ ra nhiều mồ hôi không được lau khô khiến trẻ bị lạnh thấm ngược; hoặc trẻ tắm ngay sau khi đi chơi về chưa kịp lau khô mồ hôi, tắm lâu khiến cơ thể nhiễm lạnh cũng dẫn tới viêm phổi…Những trẻ có cơ thể suy yếu, lười ăn, suy dinh dưỡng, thiếu chất càng có nguy cơ mắc bệnh cao do hệ miễn dịch kém phát triển.

Cách phòng ngừa: 

  • Cho trẻ bú sữa mẹ, bú sớm ngay sau khi sinh, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và bú kéo dài đến 2 tuổi để đảm bảo sức đề kháng tốt nhất cho trẻ.
  • Cho trẻ ăn bổ sung hợp lý, thức ăn bổ sung cần đủ 4 nhóm thực phẩm (Ngũ cốc, đạm động vật hoặc đậu đỗ, dầu mỡ, rau quả).
  • Mùa hè thời tiết nóng bức khó chịu, nhưng không vì thế mà cho trẻ ăn uống đồ lạnh. Việc ăn quá nhiều kem và thực phẩm để lâu trong tủ lạnh càng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp ở trẻ, trong đó không loại trừ viêm phổi.
  • Nếu trong phòng có điều hòa thì không nên để chế độ lạnh dưới 25 độ, để trẻ nằm hoặc chơi ở nơi thoáng mát, cũng không nên để trẻ ra quá nhiều mồ hôi, nếu không kịp lau khô trẻ sẽ dễ bị cảm lạnh.
  • Chú ý vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ, tránh khói thuốc lá và than bụi trong nhà.
  • Theo dõi lịch tiêm chủng và đưa trẻ tiêm chủng đầy đủ đúng lịch. Đặc biệt là hoàn thành tiêm chủng trong năm đầu.
  • Nếu trong gia đình có người bị nhiễm khuẩn hô hấp như cúm, lao phổi cần cách ly để không lây nhiễm sang trẻ.
  • Nếu trẻ có những biểu hiện nhiễm khuẩn hô hấp cấp như cảm lạnh, viêm mũi, họng thì cần được phát hiện và xử lý sớm, chăm sóc tốt để ngăn chặn bệnh chuyển sang viêm phổi.

4. Tiêu chảy:

Tiêu chảy là một căn bệnh phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trong mùa đông. Nó gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, buồn nôn và đau bụng.Khi bị tiêu chảy cấp, trẻ sẽ có các triệu chứng bệnh sau đây:

  • Tiêu chảy: Đi ngoài phân lỏng hoặc có lẫn máu trên 3 lần/ngày (trẻ dưới 6 tháng tuổi có thể đi 5 – 6 lần/ngày).
  • Nôn và buồn nôn liên tục.
  • Quấy khóc, biếng ăn, bỏ bú.
  • Sốt từ 38 – 39 độ C.
  • Mất nước.
  • Tiểu ít.
  • Mạch nhanh.
  • Mệt mỏi.

Những trẻ có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy:

  • Trẻ dưới 2 tuổi
  • Trẻ bị suy dinh dưỡng
  • Trẻ có hệ miễn dịch yếu
  • Trẻ sinh non, nhẹ cân
  • Trẻ không được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời
  • Trẻ bú sữa công thức
  • Trẻ sống trong vùng nước ô nhiễm, có dịch tiêu chảy cấp
  • Trẻ mắc phải các bệnh nhiễm khuẩn ngoài ruột như viêm phổi, viêm tai giữa, nhiễm trùng đường tiết niệu,…
  • Trẻ dùng kháng sinh sớm và lạm dụng không theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Cách phòng ngừa: Gần như không thể phòng tránh tuyệt đối tình trạng tiêu chảy ở trẻ em. Song có một số biện pháp giúp giảm nguy cơ mắc bệnh sau đây:

  • Cho trẻ bú sữa mẹ.
  • Thường xuyên rửa tay trẻ bằng xà phòng hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn tay. Không cho trẻ tiếp xúc với những trẻ bị tiêu chảy hoặc nôn trớ.
  • Giữ các bề mặt trong phòng tắm, phòng khách… sạch sẽ.
  • Rửa sạch trái cây và rau củ trước khi cho trẻ ăn.
  • Luôn đảm bảo trẻ uống nước lọc đã đun sôi hoặc nước tinh khiết. Hạn chế nước trái cây và thức uống có đường trong thực đơn của trẻ.
  • Bảo quản/rã đông thực phẩm đúng cách, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.
  • Không cho trẻ uống sữa tươi chưa tiệt trùng hoặc thực phẩm có dấu hiệu hư hỏng…
  • Tránh cho trẻ dùng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh, nếu không thật sự cần thiết.
  • Cho trẻ tiêm vắc xin ngừa virus rota.

Cách phòng ngừa những căn bệnh phổ biến ở trẻ em trong mùa đông

1. Tiêm phòng:

Tiêm phòng là một phương pháp phòng ngừa hiệu quả để bảo vệ trẻ em khỏi các căn bệnh phổ biến trong mùa đông. Vắc-xin cúm, vắc-xin viêm phổi và vắc-xin phòng tiêu chảy đều có thể giúp trẻ em phòng ngừa các căn bệnh này.

2. Vệ sinh cá nhân: 

Vệ sinh cá nhân đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh tật. Trẻ em nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trong ít nhất 20 giây. Ngoài ra, trẻ cũng nên hạn chế tiếp xúc với những người bị bệnh và đảm bảo giữ cho môi trường xung quanh sạch sẽ.

3. Tăng cường hệ miễn dịch:

Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch của trẻ em. Trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết từ các loại thực phẩm khác nhau như rau xanh, trái cây, thịt, cá, sữa chua… Đồng thời, đảm bảo trẻ có đủ giấc ngủ và nghỉ ngơi đúng giờ để tăng cường hệ miễn dịch.

Ngoài ra, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc tự nhiên như một số sản phẩm Đông Y sau:

  • Yến sào: Yến sào giúp bổ sung các chất dinh dưỡng quan trọng mà cơ thể không thể tự tổng hợp được, đặc biệt yến sào còn có tác dụng bổ phế… Yến baby ngon của Yến sào Quang Minh có thêm DHA, Taurin, Canxi, D3,… dành riêng cho bé, giúp tăng cường trao đổi chất, hỗ trợ tiêu hoá, tăng cường hệ miễn dịch… Bổ sung yến sào thường xuyên, đều đặn sẽ giúp bé khoẻ mạnh, chống chọi tốt hơn với mọi thay đổi của thời tiết, từ đó giảm bớt việc phụ thuộc dùng kháng sinh do các bệnh về đường hô hấp, tiêu hoá… đặc biệt là vào mùa đông.
  • Bột thảo dược ngâm chân: Ngâm chân vừa để giữ ấm cho chân vừa tạo điều kiện cho quá trình lưu thông máu được dễ dàng và giúp chân được thoải mái. Ngâm chân giúp đường máu vận chuyển trong cơ thể được khai thông, điều chỉnh huyết áp, loại bỏ hàn khí (khí lạnh) và chất độc. Ngâm chân với Bột thảo dược ngâm chân Quang Minh khi bé bị cảm có thể giúp bé loại trừ các loại độc và phòng bệnh mùa đông rất tốt. Tuy nhiên, cần lưu ý nhiệt độ nước ngâm thấp hơn so với người lớn để đảm bảo cho làn da của bé được an toàn.
  • Bổ phế: Thời tiết thay đổi, đặc biệt vào mùa đông, cơ thể chúng ta đặc biệt là người già và trẻ nhỏ chắc chắn có ảnh hưởng vì phải chiến đấu với sự thay đổi của thời tiết nên sẽ bị tổn thương, biểu hiện của nó chính là cổ họng có cảm giác khó chịu một chút khi nuốt nước bọt hoặc là cảm thấy có đờm vào sáng sớm. Và nếu như không có biện pháp nào can thiệp, hàng rào bảo vệ cơ thể yếu ớt khiến chúng ta có thể sẽ mắc các bệnh về đường hô hấp, buộc phải sử dụng kháng sinh do vi khuẩn tấn công. Nếu mới có các dấu hiệu khi thời tiết chuyển mùa như đã nói ở trên thì sử dụng Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ – Bổ phế Kiện Phế Vương – nó sẽ giúp mình ngăn chặn ngay từ đầu, giảm thiểu được rất nhiều bệnh về đường hô hấp, phải đi bệnh viện tốn kém và đặc biệt là hao tổn về sức khoẻ, tuổi thọ.

Xem thêm:

4. Điều chỉnh nhiệt độ trong nhà:

Đảm bảo rằng nhiệt độ trong nhà không quá lạnh hoặc quá nóng. Sử dụng áo ấm và đồ bảo vệ để tránh cho trẻ em bị lạnh.

5. Tránh tiếp xúc với người bệnh:

Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với những người mắc bệnh để tránh lây nhiễm cho trẻ em. Đặc biệt, tránh đưa trẻ đi nơi đông người, nơi có nguy cơ cao lây nhiễm.

Để bảo vệ sức khỏe của trẻ em trong mùa đông, việc phòng ngừa những căn bệnh phổ biến như cảm lạnh, cúm, viêm họng, viêm amidan, viêm phổi và tiêu chảy là rất quan trọng. Bằng cách tiêm phòng, duy trì vệ sinh cá nhân, tăng cường hệ miễn dịch, điều chỉnh nhiệt độ trong nhà và tránh tiếp xúc với người bệnh, chúng ta có thể giảm thiểu nguy cơ trẻ em mắc phải các căn bệnh phổ biến ở trẻ em trong mùa đông như đã nói ở trên. Khi gia đình quan tâm, tạo môi trường an toàn và khỏe mạnh cho trẻ em trong mùa đông đặc biệt là tăng đề kháng sẽ giúp trẻ có một sức khoẻ tốt, làm vốn liếng lâu dài về sau.

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG Y DƯỢC QUANG MINH

YẾN SÀO QUANG MINH HẢI PHÒNG