Chăm sóc người bệnh viêm phế quản đúng cách

Bệnh viêm phế quản là một loại bệnh viêm đường hô hấp dưới có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào nhưng phổ biến ở trẻ em và người cao tuổi. Phế quản là bộ phận dẫn khí nằm trong hệ thống hô hấp dưới có chức năng lọc và dẫn khí đến các phế nang của phổi để thực hiện trao đổi khí. Vì vậy, bệnh viêm phế quản dễ gây ra biến chứng nặng là viêm phổi nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời.

Ngoài việc tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị thì việc chăm sóc người bệnh viêm phế quản cũng rất quan trọng. Chăm sóc người bệnh viêm phế quản đúng cách còn có thể giúp tình trạng của bệnh nhân tiến triển tốt hơn và hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra. Vậy, chăm sóc người bệnh viêm phế quản sao cho đúng và cần phải lưu ý những gì, mời bạn cùng đọc bài viết dưới đây nhé!

Bạn nên xem:

Chăm sóc người bệnh viêm phế quản đúng cách

Ngủ đủ giấc

Người bệnh viêm phế quản thường mệt mỏi bởi các cơn ho dai dẳng và sức khoẻ suy yếu do sự tấn công của virus, vi khuẩn. Bởi vậy, khi chăm sóc người bệnh viêm phế quản cần đảm bảo cho bệnh nhân có một giấc ngủ tốt, ngủ đủ giấc để tái tạo lại năng lượng.

Nghiên cứu chỉ ra rằng: Giấc ngủ có thể giúp tăng cường miễn dịch, phục hồi sau nhiễm trùng. Ngủ giúp cơ thể sửa chữa các mô tổn thương và tạo mô mới, giải phóng các hormon quan trọng. Với người lớn cần ngủ từ 7-8 tiếng, còn trẻ em ngủ từ 10-12 tiếng một ngày, không thay đổi đối với người mắc viêm phế quản.

Để tránh các tác nhân kích thích cơn ho, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bệnh nhân, khi chăm sóc người bệnh viêm phế quản cần lưu ý dọn dẹp sạch sẽ phòng ngủ, không bụi bẩn, khói thuốc, đảm bảo phòng ngủ thoáng mát, yên tĩnh, tránh gió lùa.

Một lưu ý đặc biệt nữa là tư thế ngủ của bệnh nhân: Do phế quản bị viêm khiến chất nhầy tiết ra nhiều hơn làm hẹp đường thở, bởi vậy cần đặt bệnh nhân nằm ở tư thế nằm ngửa, đầu cao, đảm bảo thông thoáng đường hô hấp cho bệnh nhân dễ thở, nằm nghiêng về một bên nếu ho nhiều.

Chăm sóc người bệnh viêm phế quản: Ngủ đủ giấc

Uống đủ nước

Những người bị viêm phế quản có thể bị mất nước do sốt, thở nhanh, chảy nước mũi, nôn mửa và tiêu chảy. Mất nước có thể dẫn đến chóng mặt, nhức đầu và khó chịu hơn trong miệng và cổ họng. Do đó, khi chăm sóc người bệnh viêm phế quản luôn lưu ý là phải cho bệnh nhân uống đủ nước.

Uống đủ nước giúp cơ thể tránh bị mất nước, làm loãng đờm, dịch tiết lỏng hơn và dễ dàng khạc nhổ ra ngoài. Uống đủ nước còn giúp làm ẩm cổ họng, tránh cảm giác khô rát. Bệnh nhân có thể uống nước lọc, nước khoáng, nước trái cây, trà thảo dược, súp, nước canh…

Làm ẩm không khí vào mùa đông

Mùa đông thường độ ẩm thấp kèm theo nhiệt độ lạnh khiến gia tăng nhiễm khuẩn đường hô hấp và gây kích ứng mũi họng. Ngược lại, không khí nóng và ẩm thì khi người bệnh hít vào có thể giúp làm lỏng chất nhầy tạo điều kiện cho việc đào thải ra ngoài cơ thể dễ dàng hơn.

Do đó, khi chăm sóc người bệnh viêm phế quản, bạn có thể làm không khí nóng và ẩm bằng 1 trong 2 cách sau:

1. Dùng máy làm ẩm không khí: Lưu ý, máy phải được vệ sinh sạch, loại bỏ nấm mốc, vi khuẩn trước khi đưa vào sử dụng, theo dõi độ ẩm ở mức vừa phải. Không nên để độ ẩm quá cao, vừa gây ra cảm giác bí bách khó chịu, ngủ không ngon, vừa khiến nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi sẽ gây ra tác dụng ngược.

2. Đun sôi nước tạo hơi ẩm: Cứ cách 1 tiếng lại đun sôi nước khoảng 5 phút, có thể kết hợp xông mũi họng bằng cách thêm một vài giọt tinh dầu bạc hà, bạch đàn, oải hương hoặc sả vào cốc nước sôi trong vài phút vừa làm loãng dịch mũi, làm ẩm và thông thoáng đường thở, vừa có thể xoa dịu tâm trí, giảm đau, giảm viêm và dễ ngủ, ngủ ngon hơn.

Chăm sóc người bệnh viêm phế quản: Làm ẩm không khí vào mùa đông

Tránh khói thuốc lá

Ngoài virus, vi khuẩn thì các chất gây kích thích phổi như: môi trường ô nhiễm, bụi bẩn, khói thuốc,… chính là nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế quản cấp tính. Và nếu người bệnh thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh như đã nói trên thì sẽ thường xuyên mắc bệnh trở lại và có thể trở thành viêm phế quản mãn tính.

Cho nên, trong quá trình chăm sóc người bệnh viêm phế quản cần đặc biệt lưu ý tới môi trường nhất là khói thuốc. Bởi khói thuốc chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm phế quản phổi cấp và mãn tính. Ngừng hút thuốc và tránh khói thuốc gián tiếp có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh và giúp giảm triệu chứng, giúp bệnh thuyên giảm nhanh hơn.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên tránh xa các chất có thể gây kích thích phổi như bụi bẩn, bụi trong dệt may…, các loại hóa chất, khói bếp, không khí bị ô nhiễm… Nếu cần thiết, có thể sử dụng máy lọc không khí, tuy nhiên các loại máy móc đều cần được vệ sinh sạch sẽ để tránh tác dụng ngược trở lại.

Người bị viêm phế quản nên và không nên ăn

Trong quá trình chăm sóc người bệnh viêm phế quản, cần lưu ý xây dựng một chế độ ăn lành mạnh, nên và không nên ăn gì để giảm nhẹ các triệu chứng của viêm phế quản và kiểm soát tình trạng bệnh được tốt hơn.

1. Các loại thực phẩm, đồ uống nên tránh: 

  • Đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ: có thể làm tăng tình trạng viêm ở phổi và làm trầm trọng thêm các triệu chứng của viêm phế quản.
  • Các loại sữa chứa nhiều chất béo: như bơ, sữa nguyên chất, phomat, sữa nguyên kem… Ngoài sữa chua chứa các vi khuẩn lành mạnh có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của viêm phế quản ra thì các loại sữa nêu trên lại làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh, bởi vậy cần tránh đưa vào thực đơn khi chăm sóc người bệnh viêm phế quản.
  • Thực phẩm chứa nhiều muối: có thể gây ảnh hưởng tới huyết áp và khiến tình trạng viêm phế quản lâu lành hơn. Ngoài ra, các loại thức ăn mặn còn làm tăng giữ nước trong các mô phế quản có thể dẫn đến tăng chất nhầy và gây viêm phổi.
  • Thức ăn cay, nóng: sẽ gây kích thích niêm mạc phế quản và kích ứng cổ họng gây ho và đau họng, rát cổ họng. Do đó, người bị viêm phế quản tuyệt đối không nên ăn các loại thức ăn có nhiều gia vị như ớt, tiêu, …
  • Đồ chua, chát: Ăn quá nhiều dễ gây ra tình trạng khó long đờm, khiến người bệnh trở nên nặng hơn.
  • Rượu, bia: Trước khi đi ngủ, uống rượu bia có thể làm liệt trung khu hô hấp, dễ gây loạn nhịp thở hoặc ngừng thở gây nguy hiểm tới tính mạng. Rượu bia sẽ làm viêm dây thanh quản khiến giọng nói khàn đục, các phế nang thẩm thấu rượu mất tính đàn hồi co giãn để trao đổi khí. Chất nhờn nhớt tiết ra sẽ bị tích chứa ở túi phổi gây cản trở lưu thông khí dẫn tới viêm phế quản mãn tính, giãn phế nang, xơ hóa phổi. Bởi vậy, nếu không muốn bệnh tình trở nên nặng hơn, khó điều trị hơn thì cần tránh sử dụng rượu bia.

nguoi bi viem phe quan nen va khong nen an gi

2. Thực phẩm, đồ uống nên bổ sung:

  • Các loại thực phẩm nhiều chất xơ, giàu vitamin cùng khoáng chất như rau xanh, các loại trái cây, ngũ cốc nguyên hạt.
  • Uống nhiều nước ấm giúp người bệnh dễ khạc đờm.
  • Nên ăn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng như gạo, bột mì, đậu phụ, trứng gà, thịt nạc, ..

Điều trị giảm đau

Có thể dùng các loại thuốc giảm đau không cần kê đơn như: acetaminophen, hoặc ibuprofen để làm giảm các triệu chứng của viêm phế quản, như sốt, nhức đầu, đau nhức. Nhưng không được dùng aspirin cho trẻ em và thanh thiếu niên, vì nguy cơ mắc hội chứng Reye, trừ trường hợp có chỉ định của bác sĩ. Nên tránh các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), như aspirin và ibuprofen, vì có thể gây nguy hiểm cho người hen suyễn.

Hạn chế các loại thuốc giảm ho không cần kê toa

Ho kéo dài khiến người ta có xu hướng lạm dụng các loại thuốc giảm ho. Tuy nhiên, ho là phản xạ để loại bỏ các chất nhầy dư thừa mang mầm bệnh khỏi phổi và đường thở. Bởi vậy, chỉ sử dụng các loại thuốc ho theo chỉ định của bác sĩ. Để giảm cảm giác đau, rát họng đến từ các cơn ho cho người bệnh khi bị viêm phế quản, có thể sử dụng các loại thảo dược dân gian như mật ong và chanh. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh hoặc trẻ dưới 1 tuổi không nên uống mật ong do có thể gây ngộ độc. mật ong nguyên chất ZilaFarm 1000ml

Xem thêm:

Áp dụng bài tập thở

Những người bị viêm phế quản mạn tính thường thở nhanh, nông. Phương pháp thở mím môi (pursed-lip breathing) và tập thở hoành (diaphragmatic breathing) hay còn gọi là thở bụng (belly-breathers’) có thể giúp làm chậm nhịp thở và kiểm soát tình trạng khó thở. Phương pháp này giúp giảm tần suất hít thở, giữ cho đường thở mở trong thời gian dài hơn và tăng hoạt động thể chất. Và đây cũng là phương pháp giúp bệnh nhân đẩy khí ra cũng như hít khí vào tối đa.

bài tập thở cho bệnh nhân viêm phế quản

Với bệnh viêm phế quản phổi tắc nghẽn mãn tính, đường dẫn khí có khuynh hướng đóng lại trước khi bệnh nhân kết thúc thì thở ra, như thế sẽ dẫn đến nguy cơ không đẩy hết luồng khí thở ra và gây tình trạng ứ khí thũng. Nếu bệnh nhân không thể đẩy hết luồng khí thở ra ngoài thì sẽ khó có thể hít thở sâu vào, và đương nhiên là luồng khí thở vào sẽ bị lượng khí thũng ứ trong phổi pha trộn làm cho nồng độ Oxy trong không khí ở phế nang giảm đi, dẫn đến hiệu quả trao đổi Oxy giữa không khí và máu mao mạch ở phế nang giảm đi rất nhiều, điều đó làm cho bệnh nhân luôn trong tình trạng khó thở.

Thở mím môi làm cho đường dẫn khí luôn mở thông và do đó khí thở có thể được thoát hết ra ngoài. Nó cũng giúp giảm tốc độ của nhịp thở ra, đặc biệt khi bệnh nhân cố gắng tăng nhịp thở lên để thu nhận Oxy cho nhu cầu cơ thể trong lúc hoạt động thể lực (ví dụ như nâng nhấc vật gì đó hoặc đi lại).

Bệnh nhân có thể ứng dụng bài thở này trong trạng thái đang hoạt động thể lực mà họ cảm thấy khó thở, như đang leo cầu thang hay đang đi lại, khi cảm thấy hốt hoảng hoặc thở hụt hơi, để phòng ngừa tình trạng không kiểm soát được nhịp thở.

Luôn giữ ấm cơ thể và vệ sinh sạch sẽ hàng ngày

Vệ sinh răng miệng, súc miệng bằng nước muối, vệ sinh bề mặt da hàng ngày để tránh các ổ nhiễm khuẩn, phát hiện sớm các ổ nhiễm trùng nhằm có hướng điều trị kịp thời. Ngoài ra, áo quần, vải trải giường và các vật dụng khác phải luôn được sạch sẽ để tránh vi rus, vi khuẩn trú ngụ gây bệnh.

Cảnh báo của chuyên gia

Viêm phế quản cấp tính thường sẽ kéo dài đến 3 tuần và khỏi khi tuân thủ đơn điều trị của bác sĩ cấp kết hợp cùng các biện pháp chăm sóc người bệnh viêm phế quản đúng cách. Tuy nhiên, nên quay lại khám khi có các dấu hiệu sau: Ho nặng và kéo dài hơn 3 tuần, chất nhầy có máu, thở nhanh hoặc đau ngực, buồn ngủ và lú lẫn. Sốt hơn 3 ngày liên tục có thể chỉ ra tình trạng nghiêm trọng hơn…

viêm phế quản chuyển nặng thành viêm phổi

Sốt hơn 3 ngày liên tục có thể chỉ ra tình trạng nghiêm trọng hơn, như viêm phổi.

Mặc dù bệnh viêm phế quản là một bệnh hô hấp phổ biến, nhưng nó có thể trở nặng như viêm phổi và khi viêm phổi có thể dẫn đến biến chứng nặng gây tử vong. Vì vậy, khi chăm sóc người bệnh viêm phế quản nên theo dõi cẩn thận và cần đến cơ sở y tế để được thăm khám, tránh trường hợp chủ quan khiến bệnh diễn biến theo hướng xấu.

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG Y DƯỢC QUANG MINH

YẾN SÀO QUANG MINH HẢI PHÒNG